Mở cửa sổ nhìn sang nhà đối diện hoặc đường đi chung phải tuân thủ quy định của pháp luật. Vấn đề này đã được quy định tại Luật xây dựng và Điều 178 Bộ luật Dân sự. Không được trổ cửa sổ với mốc giới là tường chung, nếu không được người ở mảnh đất liền kề đồng ý.
Cần tuân thủ quy định của Luật xây dựng về mở cửa sổ
Ngoài ra, Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 quy định: Thiết kế nhà ở liền kề không được phép mở cửa sổ nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc nền nhà của người khác. Trừ trường hợp tường xây cách ranh giới lô đất, nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên.
Căn cứ các quy định trên, có thể thấy: Việc mở cửa sổ nhìn sang nhà bên cạnh không bị pháp luật cấm. Tuy nhiên, không phải muốn xây thế nào cũng được. Chủ công trình phải đảm bảo khoảng cách với nhà hàng xóm hoặc phải được người này đồng ý.
Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139 quy định:
Người nào cố tình xây cửa sổ nhằm cơi nới, lấn chiếm diện tích, không gian đang được sử dụng, quản lý hợp pháp của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 60 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép xây dựng, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Nếu đã có giấy phép xây dựng, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Mức xử phạt bằng tiền được quy định như sau:
– Từ 10 – 20 triệu đồng với nhà ở trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa…
– Từ 20 – 30 triệu đồng với nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã quy định rất rõ về việc mở cửa sổ khi xây dựng nhà. Trên thực tế, nhiều chủ công trình xây dựng không quan tâm hoặc bỏ qua quy định này. Chỉ đến khi bị hộ liền kề khiếu nại thì mới thực sự quan tâm.
More Stories
Tài sản của nhà chồng có được chia khi ly hôn
Đất đai có trước khi kết hôn có phải chia khi ly hôn?
Làm nhà ở nông thôn có phải xin phép xây dựng?