Luật sư 360

Tư vấn pháp luật

Trang chủ » Dân sự » Đất đai » Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?

Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?

Con rể, con dâu theo quy định của pháp luật hiện hành không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ hay bố mẹ chồng.

Con rể có được chia thừa kế của bố, mẹ vợ không? Đây là thắc mắc mà anh Nguyễn Bá Hùng, ở Tân Sơn, Phú Thọ gửi về cho Luật sư Việt Nam.

Nội dung câu hỏi của anh Hùng Như sau:

Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, trên tôi là một chị gái đã lấy chồng, có một con trai năm nay 19 tuổi. Tôi là thứ hai, dưới tôi là 3 em gái đều đã có gia đình riêng.

Bố mẹ tôi có 600m2 đất và nhà ở quê. Toàn bộ diện tích đất và nhà trên đất thửa đât này bố mẹ tôi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?
Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ không?

Năm 2017, chị gái tôi không may qua đời do tai nạn giao thông. Năm 2021 bố tôi cũng mất vì bệnh ung thư.

Hiện tại, vợ chồng tôi và mẹ tôi đang ở và quản lý, sử dụng toàn bộ 600m2 đất và nhà nói trên.
Thời gian gần đây, anh rể tôi thường xuyên về thăm nhà. Trong lần về dỗ bố tôi gần đây nhất, anh có nói với mẹ con tôi, anh ấy đang cần một khoản tiền để làm ăn. Nên, đề nghị mẹ tôi khai nhận thừa kế của bố tôi, phân chia cho anh ý một phần đất, để anh ý làm sổ đỏ, thế chấp, vay vốn ngân hàng. Mẹ tôi không đồng ý. Còn tôi nói với anh ý rằng. Đây là đất của bố mẹ tôi làm ra, gia đình tôi có ý định để lại làm nơi thờ cúng, không có chia chác, hay bán cho ai cả.

Anh rể tôi doạ sẽ kiện gia đình tôi ra toà để đòi thừa kế

Không hài lòng với quyết định của tôi, và mẹ tôi, anh rể tôi mới nói. Nếu, gia đình tôi không tự nguyện làm thủ tục, khai nhận thừa kế, phân chia cho anh ý một phần đất, thì anh ý sẽ khởi kiện ra toà, đề nghị toà án chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Ông bà nội tôi biết chuyện đã rất cáu. Ông bà yêu cầu tôi cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật và giải quyết dứt điểm càng sớm càng tốt, để ông bà, nếu có ra đi thì cũng an lòng.

Kính mong Luật sư tư vấn cho tôi được rõ về trường hợp này. Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời

Qua nội dung anh Hùng trình bày, Luật sư Việt Nam tạm xác định, nguồn gốc tài sản, xác định di sản thừa kế, và những người thừa kế trong gia đình anh như sau:

Trước hết, chúng ta cùng thống nhất và hiểu với nhau là 600m2 đất và nhà, cùng tài sản khác gắn liền với đất nói trên, là tài sản chung của bố mẹ anh, do bố mẹ anh tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân.
Căn cứ quy định tại điều 231 Bộ luật dân sự và các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình có thể xác định di sản thừa kế của bố anh là 300m2 đất và một nửa giá trị căn nhà, một nửa giá trị các tài sản khác gắn liền với đất.

Do bố anh mất không để lại di chúc. Vậy nên, 300m2 đất này, sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế, thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố anh.

Con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ vợ

Căn cứ các quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự, những người thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố anh được xác định gồm: Ông nội, bà nội của anh, mẹ anh, cá nhân anh, và các chị, em của anh.

Do chị gái của anh đã chết trước bố anh nên, đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi có thể khẳng định, trong trường hợp này, chị gái đã chết của anh không còn thuộc diện được hưởng di sản thừa kế của bố anh. Phần mà chị gái anh nếu còn sống được hưởng sẽ được chuyển sang cho con ruột của chị gái anh hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự.

Tổng kết lại, những người thừa kế của bố anh ở thời điểm này được xác định có 8 người gồm: Ông nội anh, bà nội anh, mẹ anh, cá nhân anh, 3 cô em gái của anh và con ruột của chị gái anh.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, con dâu, con rể không thuộc hàng thừa kế nào của bố mẹ chồng, hay bố mẹ vợ. Trong trường hợp này, anh rể anh cũng không được hưởng thừa kế thế vị phần mà chị gái anh được hưởng nếu còn sống. Vậy nên, về mặt pháp lý, anh rể anh không có tư cách để khởi kiện gia đình anh để đòi chia thừa kế.

Con rể có thể khởi kiện nếu được thừa kế khác uỷ quyền.

Như đã nói ở trên, con ruột của chị anh là người đang được hưởng thừa kế thế vị phần của mẹ cháu nếu còn sống được hưởng. Vậy nên, nếu con ruột của chị gái anh yêu cầu chia thừa kế của ông nội, và cháu uỷ quyền cho bố cháu đứng ra giải quyết các vấn đề có liên quan, thì lúc này, anh rể anh có thể tiến hành khởi kiện với tư cách là người đại diện theo uỷ quyền của cháu.

Để tránh phát sinh những tranh chấp về sau. Các thừa kế của bố anh nên họp và thống nhất phương án phân chia di sản càng sớm càng tốt. Gia đình anh nên mời công chứng tới lập văn bản, niêm yết, và tiến hành thủ tục khác để hoàn thiện việc khai nhận thừa kế theo quy định của pháp luật.

Nếu có chỗ nào chưa hiểu, hoặc cần Luật sư giải đáp thêm, anh Hùng và Quý bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc tiếp tục gửi câu hỏi về cho Luật Sư Việt Nam để Luật sư nghiên cứu và giải đáp thêm. Quý bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm các nội dung khác có liên quan trên Website này và trên kênh Youtube của chúng tôi.
Trân trọng kính chào!

Ông Lưu Bình Nhưỡng cưỡng đoạt tài sản thế nào

Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người

Bồi thường thiệt hại vì để chó nuôi tấn công người?

Tài sản của nhà chồng có được chia khi ly hôn

Đất đai có trước khi kết hôn có phải chia khi ly hôn?

Mở cửa sổ nhìn sang nhà hàng xóm có phạm pháp?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Chia tài sản khi ly hôn nguyên tắc cần phải biết

You may have missed

Ông Lưu Bình Nhưỡng cưỡng đoạt tài sản như thế nào
Nếu ông Lưu Bình Nhưỡng đóng vài trò tích cực trong nhóm côn đồ cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt...
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người là trách nhiệm pháp lý mà chủ nuôi chó hoàn toàn có...
Bồi thường thiệt hại vì chó của mình nuôi tấn công người
Bồi thường thiệt hại khi chó, mèo của mình tấn công, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của...
Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?
Con rể, con dâu theo quy định của pháp luật hiện hành không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của bố...