Luật sư 360

Tư vấn pháp luật

Trang chủ » Dân sự » Hôn nhân » Chia tài sản khi ly hôn nguyên tắc cần phải biết

Chia tài sản khi ly hôn nguyên tắc cần phải biết

Khi ly hôn nếu vợ chồng không thỏa thuận được về tài sản thì theo yêu cầu của vợ chồng toà án sẽ tiến hành giải quyết vụ án và tài sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định nguyên tắc giải quyết chia tài sản khi ly hôn của vợ chồng như sau: “Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này”.

Vợ chồng có thể thoả thuận phân chia tài sản khi ly hôn
Vợ chồng có thể thoả thuận phân chia tài sản khi ly hôn

Như vậy, khi ly hôn nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập (không đi làm vẫn được coi như lao động có thu nhập).

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Công sức đóng góp của các bên sẽ được toà án xem xét

Điều 62 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cũng quy định chia quyền sử dụng đất là tài sản chung khi ly hôn. Cụ thể, đối với đất ở, đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng thì được chia thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên,…

Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên… Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

Trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo thỏa thuận nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo nguyên tắc chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên.

You may have missed

Ông Lưu Bình Nhưỡng cưỡng đoạt tài sản như thế nào
Nếu ông Lưu Bình Nhưỡng đóng vài trò tích cực trong nhóm côn đồ cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt...
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người là trách nhiệm pháp lý mà chủ nuôi chó hoàn toàn có...
Bồi thường thiệt hại vì chó của mình nuôi tấn công người
Bồi thường thiệt hại khi chó, mèo của mình tấn công, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của...
Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?
Con rể, con dâu theo quy định của pháp luật hiện hành không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của bố...