Luật sư 360

Tư vấn pháp luật

Trang chủ » Dân sự » Đất đai » Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp. Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hoà giải cũng có thể thông qua hòa giải cơ sở tại xã, phường.

Tranh chấp đất đai đầu tiên cần phải được hoà giải ở xã, phường
Tranh chấp đất đai đầu tiên cần phải được hoà giải ở xã, phường

Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Việc hoà giải phải có sự phối hợp với UBMTTQ cấp xã và các tổ chức khác theo quy địnhc của pháp luật. Thời hạn để UBND xã thực hiện hoà giải không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên. UBND cấp xã, phường phải xác nhận vào biên bản. Biên bản hòa giải phải được gửi cho các bên tranh chấp và lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Hoà giải tranh chấp dẫn đến thay đổi hiện trạng sử dụng đất?

Đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu việc hòa giải thành dẫn đến thay đổi hiện trạng, ranh giới sử dụng đất thì UBND cấp xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng TNMT. Đối với các trường hợp khác thì gửi đến Sở TNMT.

Phòng TNMT, Sở TNMT trình UBND cùng cấp công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới GCN cho người sử dựng đất.

Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai?

Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 quy định:

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất; Thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Thành phần hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND là chủ tịch hội đồng; đại diện ủy ban mặt trận tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai, thì được coi là việc hòa giải không thành.

Lập biên bản kết quả hoà giải là bắt buộc

Khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của chủ tịch hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của UBND cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại ủy ban nhân dân cấp xã.

Có thay đổi ý kiến sau khi ký biên bản hoà giải

Khoản 57, Điều 1, Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3, Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành”.

Khoản 4, Điều 88, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

You may have missed

Ông Lưu Bình Nhưỡng cưỡng đoạt tài sản như thế nào
Nếu ông Lưu Bình Nhưỡng đóng vài trò tích cực trong nhóm côn đồ cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt...
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người là trách nhiệm pháp lý mà chủ nuôi chó hoàn toàn có...
Bồi thường thiệt hại vì chó của mình nuôi tấn công người
Bồi thường thiệt hại khi chó, mèo của mình tấn công, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của...
Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?
Con rể, con dâu theo quy định của pháp luật hiện hành không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của bố...