Luật sư 360

Tư vấn pháp luật

Trang chủ » Hình sự » Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người

Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người

Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người là trách nhiệm pháp lý mà chủ nuôi chó hoàn toàn có thể phải chịu nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tôi có phải đi tù vì vô tình để chó nhà mình xổng chuồng cắn người bị thương tích nặng không? Là câu hỏi anh Lê Hồng Sơn ở Hà Giang gửi về cho Luật sư Việt Nam.

Nội dung câu hỏi của anh Sơn như sau.

Nhà tôi có nuôi một con chó béc dê. Bình thường tôi nhốt và xích nó rất an toàn. Tuy nhiên, cách đây mới hôm, sau khi cho chó ăn, tôi sơ ý cài cửa chuồng không chặt, nên đã để nó sổng ra ngoài. Khi tôi chưa kịp lùa nó về lại chuồng, thì nó đã chạy ra đường vồ và cắn một em học sinh.

Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người

Để cứu đứa bé, mọi người xung quanh đã dùng gậy đánh chết con chó của tôi. Em học sinh sau đó đã được đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên, sức khoẻ của hiện giờ rất yếu.

Tôi và gia đình đã sang nói chuyện, xin lỗi, đặt vấn đề bồi thường thiệt hại. Nhưng, bố mẹ của em rất căng thẳng, nói là sẽ không cho qua và sẽ đưa vụ việc ra công an, bắt tôi không những phải bồi thường mà còn phải đi tù.

Thực sự là tôi đang rất hoang mang, không biết nên xử lý việc này thế nào. Để xảy ra sự việc này tôi cũng rất đau lòng. Liệu, tôi có phải đi tù không thưa Luật sư. Kính mong Luật sư tư vấn và chỉ dẫn cho tôi cách thức giải quyết êm thấm vụ việc. Tôi xin trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời.

Pháp luật Việt Nam hiện giờ đã có những quy định rất rõ về trách nhiệm của chủ nuôi chó, mèo trong việc thực hiện các biện pháp an toàn khi nuôi giữ chúng ở nhà, cũng như ở nơi công cộng.

Cụ thể, Điều 66 Luật chăn nuôi quy định: Chủ nuôi chó mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây.

Một là: Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y.

Hai là: Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y.

Ba là: Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y.

Bốn là: Phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại cho người, tài sản, vật nuôi khác.

Như vậy, trong trường hợp này, dù vô tình hay hữu ý, thì anh vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, khi để vật nuôi của mình tấn công, gây thiệt hại cho em học sinh kia.

Phần trách nhiệm của anh ở đây bao gồm trách nhiệm dân sự, và có thể phát sinh cả trách nhiệm hình sự. Cụ thể.

Về trách nhiệm dân sự.

Trách nhiệm dân sự của anh trong trường hợp này là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể là bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm hại.

Điều 590, Bộ luật dân sự quy định, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm.

Một là. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Hai là. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại.

Ba là. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc, thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Bốn là. Thiệt hại khác do pháp luật quy định. Ví dụ như chi phí thuê xe, đưa nạn nhân đi cấp cứu. Chi phí chữa trị, phục hồi chức năng….

Bồi thường tổn thất về tinh thần

Ngoài các chi phí trên, anh còn phải bồi thường tổn thất về mặt tinh thần cho nạn nhân. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần do hai bên tự thoả thuận. Trường hợp các bên không thể tự thoả thuận được thì Khoản 2, Điều 590 quy định, mức bồi thường tối đa là không quá 50 lần mức lương cơ sở.

Ở thời điểm này (11/2023) mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng. Đối chiếu với quy định tại Khoản 2, Điều 590 nói trên, mức bồi thường tổn thất về tinh thần cho nhạn nhân tối đa mà anh có thể phải trả là 90 triệu đồng.

Trường hợp nạn nhân bị thiệt hại về tính mạng, thì ngoài chi phí nói trên, anh còn phải chi chả chi phí mai táng và các khoản khác có liên quan. Mức bồi thường tổn thất về tinh thần lúc này sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 591 Bộ luật dân sự. Cụ thể mức bồi thường là không quá 100 lần mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Trách nhiệm hình sự và mức hình phạt nếu bị đi tù.

Trường hợp của anh Sơn hỏi. Nếu, thương tật của em học sinh kia được xác định là từ 31% trở lên, và gia đình của em đó có đơn đề nghị khởi tố vụ án, thì anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự.

Tội danh này, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự là tội danh mà cơ quan có thẩm quyền chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại. Vậy nên, nếu anh và phía gia đình bị hại tự thoả thuận giải quyết được các vấn đề có liên quan và phía gia đình em học sinh kia có đơn bãi nại, thì anh sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngay cả khi bị hại hoặc đại diện của người bị hại đã có đơn đề nghị khởi tố vụ án, mà sau này, hai bên đạt được thoả thuận, họ tự nguyện rút đơn đề nghị khởi tố đối với anh, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đình chỉ vụ án, không tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với anh.

Trường hợp xấu hơn, nếu nạn nhân không qua khỏi mà tử vong, thì, cơ quan có thẩm quyền sẽ khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, truy tố anh về tội, vô ý làm chết người, quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự. Mức phạt đi tù cao nhất tương ứng hành vi phạm tội của anh có thể lên đến 5 năm tù giam.

Tội danh khác có mức phạt đi tù tương ứng

Có một tội danh khác, tương ứng với hành vi vi phạm của anh mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét khởi tố đối với anh, nếu thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm, đó là tội: Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều 295, Bộ luật hình sự.

Tuy nhiên, căn cứ theo những gì anh đã nêu ở câu hỏi. Theo chúng tôi, trường hợp của anh dấu hiệu cấu thành tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, được quy định tại điều 138 Bộ luật hình sự, hoặc tội vô ý làm chết người, quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự là rõ ràng hơn.

Trên đây là toàn bộ phần trả lời của Luật Sư Việt Nam, cho câu hỏi “có phải đi tù vì vô tình để chó nhà mình nuôi cắn người hay không” của anh Lê Hồng Sơn. Hi vọng, câu trả lời đã giúp anh hiểu rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của mình, từ đó có phương án tốt nhất để giải quyết êm thấm sự việc.

Nếu có chỗ nào chưa hiểu hoặc cần Luật sư giải đáp thêm, anh Sơn và Quý bạn đọc có thể để lại bình luận hoặc tiếp tục gửi câu hỏi về cho Luật Sư Việt Nam để Luật sư nghiên cứu và giải đáp thêm. Quý bạn đọc cũng có thể tìm hiểu thêm các nội dung khác có liên quan trên website này và trên kênh Youtube của chúng tôi.

Trân trọng kính chào!

You may have missed

Ông Lưu Bình Nhưỡng cưỡng đoạt tài sản như thế nào
Nếu ông Lưu Bình Nhưỡng đóng vài trò tích cực trong nhóm côn đồ cưỡng đoạt tài sản thì mức hình phạt...
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người
Đi tù vì để chó nhà mình nuôi cắn người là trách nhiệm pháp lý mà chủ nuôi chó hoàn toàn có...
Bồi thường thiệt hại vì chó của mình nuôi tấn công người
Bồi thường thiệt hại khi chó, mèo của mình tấn công, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của...
Con rể có được chia thừa kế của bố mẹ vợ?
Con rể, con dâu theo quy định của pháp luật hiện hành không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào của bố...